Theo tính chất vật lý, nước là một chất lỏng không màu, không mùi, không vị , sôi ở 100 °C, hóa rắn ở 0 °C. Nhưng thực tế nước chứa rất nhiều thành phần ‘khác’ điển hình như Canxi, Magie, Clo, Sắt, Sunfat,… tạo nên độ cứng của nước.
Vậy độ cứng của nước là gì? Tại sao cần làm mềm độ cứng của nước? Để có câu trả lời chính xác nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một vài thông tin hữu ích dưới bài viết này nhé!
1, Độ cứng của nước là gì?
Độ cứng của nước là gì? Độ cứng của nước hay còn được hiểu là nước cứng. Độ cứng của nước là do chỉ số hàm lượng các ion Ca2+, Mg2+ trong nước vượt ngưỡng cho phép trên 60 mg/L. Độ cứng của nước được chia làm 3 loại sau:
- Độ cứng tạm thời chứa các ion Ca2+, Mg2+, HCO-3;
- Độ cứng vĩnh cửu có chứa các ion Ca2+, Mg2+, Cl- ,SO2-4;
- Độ cứng toàn phần chứa các thành phần ion Ca2+, Mg2+, HCO3, Cl- ,SO2-4.
2, Tại sao cần làm mềm độ cứng của nước?
Nước có độ cứng hợp lý có thể mang lại một số lợi ích nhất định trong một số trường hợp. Nhưng độ cứng của nước càng cao càng gây hại cho người sử dụng. Dưới đây là những lý do vì sao cần làm mềm độ cứng của nước:
>>> Xem thêm: Xử lý nước mặn với hệ thống công nghệ lọc R0 tại đây
Đối với đời sống và sức khỏe con người
Nếu như sử dụng nguồn nước có độ cứng cao lâu ngày cho việc ăn uống sẽ gây ra các bệnh như: sỏi thận, sỏi mật, da khô, nổi mụn hay khiến tóc xơ và cứng,...
Đối với đồ dùng, thiết bị
Độ cứng của nước cao sẽ gây ra các hiện tượng ố vàng, mảng bám,… trên các dụng cụ chứa, gây tắc nghẽn đường ống dẫn nước, giảm tuổi thọ thiết bị,...
Đối với nuôi trồng thủy hải sản
Độ cứng của nước cao, vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ra những vấn đề ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của Tôm, Cá sống,… trong nước.
3, Một số dấu hiệu nhận biết độ cứng của nước trong sinh hoạt
Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận biết bạn đang sử dụng nguồn nước có độ cứng cao:
-
Các đồ dùng như xô chậu, ấm đun nước, xoong chảo,.. có chứa nhiều mảng bám li ti màu trắng, cặn lắng dưới đây.
-
Một số thiết bị như toilet, bồn tắm, vòi sen,… bị ố vàng, tắc nghẽn.
-
Làm giảm độ tạo bọt của xà phòng giặt.
-
Gương, kính bị đục mờ không còn trong suốt dù mới lau chùi.
4, Phương pháp làm mềm độ cứng của nước
Chắc chắn bạn đã biết độ cứng của nước là gì, cũng như tác hại của nó rồi đúng không nào. Chính vì thế, dưới đây một số phương pháp làm mềm độ cứng của nước giúp bạn và gia đình có nguồn nước đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Phương pháp xử lý độ cứng của nước bằng công nghệ thẩm thấu ngược RO
Công nghệ thẩm thấu ngược RO hoạt động trên cơ chế chuyển động của các phần tử nước nhờ áp lực nén của máy bơm cao áp tạo ra một dòng chảy mạnh, đẩy các thành phần hóa học, các kim loại, các ion, ... có trong nước văng ra vùng có áp lực thấp hay trôi theo dòng nước ra ngoài theo đường thải. Kết quả cho nước sạch tinh khiết.
Hiện nay công nghệ thẩm thấu ngược RO này đã được tích hợp vào các loại máy lọc nước nóng lạnh trực tiếp, do đó để đảm bảo nguồn nước sạch cho gia đình, cũng như tiết kiệm chi phí bạn nên sở hữu ngay thiết bị này.
Phương pháp xử lý độ cứng của nước bằng hóa chất
Bạn pha các hóa chất khác nhau vào nước để kết hợp với ion Ca2+, Mg2+tạo thành các hợp chất không tan trong nước, sau đó các hợp chất này sẽ lắng xuống vậy đã có nguồn nước sạch để sử dụng. Tuy nhiên hóa chất thường độc hại, nên phương pháp này chỉ sử dụng trong công nghiệp.
Phương pháp xử lý độ cứng của nước bằng nhiệt
Cách này khá đơn giản đúng không nào, tuy nhiên lượng nước sạch thu lại rất hạn chế, có khi cả ngày chỉ được 3 lít nước.
Qua bài viết độ cứng của nước là gì? Tại sao cần làm mềm độ cứng của nước trên, chúng tôi hy vọng bạn chọn được cho mình phương pháp thích hợp nhất. Tuy nhiên để tiết kiệm công sức, thời gian cũng như để đảm bảo sức khỏe của gia đình mình, bạn nên chọn cách làm mềm nước cứng bằng máy lọc nước nóng lạnh tốt nhất.
-------------
Tin tức liên quan